Tiêu thụ hóa mĩ phẩm chủ yếu tập trung ở các thị trường phát triển (chủ
yếu là Hoa Kỳ, Nhật Bản và Pháp), song các nền kinh tế mới nổi thuộc khu
vực châu Á – Thái Bình Dương đang là động lực chính thúc đẩy tăng
trưởng toàn cầu với tốc độ tăng cao nhất, và dự kiến châu Phi và Brazil
sẽ lọt vào tốp những thị trường hóa mĩ phẩm chủ chốt trong tương lai. Từ
khi bước sang thế kỷ 21, thị trường hóa mĩ phẩm các nước mới nổi (BRIC –
Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc) có tốc độ tăng trưởng cao nhất. Năm
2010 chỉ riêng 4 quốc gia này chiếm 21% tổng doanh thu của ngành hóa mĩ
phẩm thế giới, và thị phần của họ dự báo sẽ tăng lên 25% vào năm 2015
(tính theo giá trị). Hiện hầu hết các hãng sản xuất hóa mĩ phẩm quốc tế
lớn đều đang tập trung tăng cường sự hiện diện ở các nước BRIC.
Với dân số gần 90 triệu, trong đó một nữa là phụ nữ có mong muốn làm đẹp hơn khi điều kiện kinh tế đang phát triển, Việt Nam là thị trường rất tiềm năng đối với ngành mỹ phẩm. Hàng năm có thêm hàng trăm doanh nghiệp mới kinh doanh trong lĩnh vực mỹ phẩm, hàng nghìn sản phẩm được công bố mỹ phẩm.
Hiện có khoảng 430 doanh nghiệp mỹ phẩm trong nước nhưng thị phần lại chủ yếu nằm trong tay một số hãng nước ngoài như L'Oréal, Shiseido, Clarins... Hiện có khoảng 100 nhãn hiệu mỹ phẩm tại Việt Nam, tuy nhiên 90% là nhập khẩu. Bởi vậy số lượng hồ sơ công bố mỹ phẩm nhập khẩu hàng năm rất lớn.
Tại Luật Hà Trần, doanh nghiệp chuyên cung cấp dịch vụ công bố mỹ phẩm cho biết những năm gần đây khách hàng tìm đến để làm dịch vụ này tăng mạnh mẽ.